Thứ 3, 03/08/2021 16:38:54 GMT+7

Tôm càng xanh, tôm sú, tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam

Đánh giá bài viết

Việt Nam là một trong các nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới. Xuất khẩu tôm đem về nguồn ngoại tệ ngày càng lớn cho đất nước. Trong đó,tôm càng xanh, tôm sú, tôm thẻ chân trắng… là những đối tượng nuôi quan trọng và góp phần làm nên thành công đó.

Tôm càng xanh

Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii), còn gọi là tôm lớn nước ngọt hay tôm Malaysia (theo cách gọi của người Âu – Mỹ). Đây là một loài tôm nước ngọt có nguồn gốc ở vùng Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương và bắc Úc.

Loài này (cũng như các loài khác thuộc chi Macrobrachium) có tầm quan trọng thương mại nhờ các giá trị dinh dưỡng của nó như là một nguồn thực phẩm có giá trị. Trong khi tôm càng xanh được coi như một loài động vật thân giáp nước ngọt thì giai đoạn ấu trùng của nó lại phụ thuộc vào độ lợ của nước. Khi chuyển qua giai đoạn như sinh vật phù du và trưởng thành thì nó lại hoàn toàn sống trong nước ngọt. Loài tôm càng xanh này có thể phát triển đến độ dài gần 30cm và nặng đến trên dưới 1kg. Tại Mỹ, việc nuôi kiểu tài tử loài tôm càng xanh này chỉ mới phổ biến ở khu vực miền Trung phía Tây nước Mỹ và chưa có các hình thức chăn nuôi công nghiệp.


Nuôi tôm càng xanh, tôm sú, tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam

 

Tôm sú

Tôm sú có tên khoa học là Penaeus monodon, là một loài động vật giáp xác đại dương được nuôi để dùng làm thực phẩm.

Tôm sú hân bổ tự nhiên của loài này là khu vực Ấn – Tây – Thái Bình Dương, trải từ bờ đông châu Phi, bán đảo Ả Rập, đến tận Đông Nam Á và biển Nhật Bản. Ở đông Úc cũg có loài này, và một lượng nhỏ tôm sú cũng đi vào Địa Trung Hải qua kênh đào Suez. Ngoài ra còn có ở Hawaii và bờ biển Đại Tây Dương của Mỹ. Chúng là loài tôm biển cỡ lớn, thuộc chi Tôm he (Penaeus), họ Tôm he (Penaeidae). Thùy trán khoẻ, hơi cong lên ở cuối, có 7 – 8 răng ở mép trên, 3 – 4 răng mép dưới. Gờ gân rõ và thẳng. Đôi chân thứ 5 không có ngoài chi. Thân xanh nhạt, các vân phần bụng màu xẫm, các chân bò, chân bơi và chi đuôi màu nâu với viền lông màu đỏ. Có kích thước lớn nhất trong họ Tôm he, chiều dài toàn thân tới gần 300 mm, nặng tới trên 500 g. Tôm sú thích nghi với dải độ mặn rộng, lớn nhanh và ăn tạp.

Ở Việt Nam, tôm sú đẻ trứng vào hai thời kì: tháng 4 – 5 và cuối tháng 6 đến tháng 9. Hậu ấu trùng và tôm con sinh sống ở vùng ven bờ, xuất hiện nhiều vào tháng 4 – 6 và 9 – 11 ở các bãi sú vẹt, các đầm, phá, nơi có đáy bùn và bùn cát. Khi trưởng thành di chuyển dần ra xa bờ, đến độ sâu tới 50 m để giao vĩ và sinh sản. Là đối tượng kinh tế quan trọng, có giá trị xuất khẩu lớn của Việt Nam. Đã sản xuất được tôm sú giống bằng cho đẻ nhân tạo, được phát triển nuôi rộng rãi.

 

Tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei, tên gọi trước đây Penaeus vannamei) là một dạng của tôm panđan (không phải Caridea) của vùng đông Thái Bình Dương thường được đánh bắt hoặc nuôi làm thực phẩm. Tôm thẻ chân trắng là loài bản địa ở đông Thái Bình Dương từ Sonora ở México đến bắc Peru. Các nguồn cung cấp tôm thẻ chân trắng chủ yếu là Ecuador, Mexico và Brasil. Tôm thẻ chân trắng được bán trên thị trường Mỹ chủ yếu từ Mexico và Ecuador. Một số nhỏ hiện tại được nuôi ở Mỹ (Texas).

Trong thiên nhiên, tôm trưởng thành, giao hợp, sinh đẻ trong những vùng biển có độ sâu 70 mét với nhiệt độ 26-28 độ C, độ mặn khá cao (35 phần ngàn). Trứng nở ra ấu trùng và vẫn loan quanh ở khu vực sâu này. Tới giai đoạn Potlarvae, chúng bơi vào gần bờ và sinh sống ở đáy những vùng cửa sông cạn. Sau một vài tháng, tôm con trưởng thành, chúng bơi ngược ra biển và tiếp diễn cuộc sống giao hợp, sinh sản làm chọn chu kỳ. Tôm chân trắng lớn rất nhanh trong giai đoạn đầu, mỗi tuần có thể tăng trưởng 3g với mật độ 100con/m2 tại Hawaii không kém gì tôm sú, sau khi đã đạt được 20g tôm bắt đầu lớn chậm lại, khoảng 1g/tuần, tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm đực.

Email
Họ tên
Nội dung

Các tin cũ cùng mục


Top